Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc ký ban hành Nghị định 10 thay thế Nghị định 86/2014 quy định điều kiện kinh doanh vận tải bằng ô tô.
Taxi được lựa chọn gắn hộp đèn hay không
Hôm nay (17/1), Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã chính thức ký ban hành Nghị định 10/2020 thay thế Nghị định 86/2014 quy định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng ô tô với nhiều điểm mới đáng chú ý. Trong đó, xe hợp đồng điện tử sẽ không phải gắn hộp đèn trên nóc, xe taxi được quyền lựa chọn gắn hộp đèn hay không.
Đáng chú ý, Nghị định cho phép taxi và taxi công nghệ được lựa chọn gắn hộp đèn với chữ TAXI, hoặc dán logo phản quang, thay vì quy định cứng bắt buộc gắn hộp đèn trên nóc xe.
Cụ thể: Tại điểm b, khoản 1, Điều 6 của Nghị định 10 quy định: Xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách bằng taxi (bao gồm taxi thanh toán bằng đồng hồ và taxi có sử dụng công cụ thanh toán, kết nối bằng ứng dụng điện tử) được quyền lựa chọn gắn hộp đèn với chữ “TAXI” cố định trên nóc xe, với kính thước tối thiểu là 12 x 30 cm, hoặc niêm yết (dán cố định) cụm từ “XE TAXI” làm bằng vật liệu phản quang trên kính phía trước và kính phía sau xe, với kích thước tối thiểu của cụm từ “XE TAXI” là 6 x 20 cm.
Trường hợp lựa chọn gắn hộp đèn với chữ “TAXI” cố định trên nóc xe thì không phải niêm yết (dán cố định) cụm từ “XE TAXI”.
Đối với xe taxi sử dụng phần mềm để đặt xe, huỷ chuyến, tính cước chuyến đi (sau đây gọi là phần mềm tính tiền), Nghị định quy định: Trên xe phải có thiết bị kết nối trực tiếp với hành khách để đặt xe, huỷ chuyến; Tiền cước chuyến đi được tính theo quãng đường xác định trên bản đồ số.
Phần mềm tính tiền phải đảm bảo tuân thủ các quy định của pháp luật về giao dịch điện tử; giao diện dành cho hành khách phải có tên hoặc biểu trưng (logo) của doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải và phải cung cấp cho hành khách trước khi thực hiện vận chuyển các nội dung tối thiểu gồm: Tên đơn vị kinh doanh vận tải, họ và tên lái xe, biển kiểm soát xe, hành trình, cự ly chuyến đi (km), tổng số tiền hành khách phải trả và số điện thoại giải quyết phản ánh của hành khách.
Nghị định cũng quy định: Trường hợp xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách có trên 70% tổng thời gian hoạt động trong một tháng tại địa phương nào thì phải thực hiện cấp phù hiệu địa phương đó; việc xác định tổng thời gian hoạt động được thực hiện thông qua dữ liệu từ thiết bị giám sát hành trình của xe.
Nghị định cũng không bắt buộc xe hợp đồng điện tử phải gắn hộp đèn, nhưng yêu cầu dán phù hiệu phản quang bên trong xe. Nghị định mới quy định niêm yết (dán cố định) cụm từ “XE HỢP ĐỒNG” trên kính phía trước và kính phía sau xe. Theo đó, xe hợp đồng như Grab hay Be phải có phù hiệu “XE HỢP ĐỒNG” và được dán cố định phía bên phải mặt trong kính trước của xe.
Cụ thể: Tại điểm a Điều 7: Xe hợp đồng phải có phù hiệu “XE HỢP ĐỒNG” và được dán cố định phía bên phải mặt trong kính trước của xe; phải được niêm yết các thông tin khác trên xe.
Phải được niêm yết (dán cố định) cụm từ “XE HỢP ĐỒNG” làm bằng vật liệu phản quang trên kính phía trước và kính phía sau xe; với kích thước tối thiểu của cụm từ “XE HỢP ĐỒNG” là 06 x 20 cm.
Nghị định cũng bổ sung quy định quy định về xây dựng hạ tầng công nghệ và quy định việc kết nối, chia sẻ, liên thông toàn bộ dữ liệu giám sát hành trình, hình ảnh, ghi, lưu trữ lâu dài từ camera trên xe, đăng kiểm, đào tạo, sát hạch cấp, thu hồi giấy phép lái xe giữa các cơ quan quản lý Nhà nước.
Hợp đồng điện tử thực hiện theo quy định tại Nghị định này, pháp luật khác có liên quan.
Đơn vị kinh doanh vận tải sử dụng hợp đồng điện tử phải có giao diện phần mềm cung cấp cho hành khách hoặc người thuê vận tải phải thể hiện đầy đủ các thông tin về tên hoặc biểu trưng (logo), số điện thoại để liên hệ trong trường hợp khẩn cấp của đơn vị kinh doanh vận tải và các nội dung tối thiểu theo quy định tại khoản 2 Điều 15 của Nghị định này. Đồng thời, phải gửi hóa đơn điện tử của chuyến đi đến tài khoản giao kết hợp đồng của hành khách, người thuê vận tải và gửi thông tin hóa đơn điện tử về cơ quan Thuế theo quy định của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
Thực hiện lưu trữ dữ liệu hợp đồng điện tử tối thiểu 03 năm.
Lái xe kinh doanh vận tải sử dụng hợp đồng điện tử có trách nhiệm cung cấp các thông tin của hợp đồng điện tử cho lực lượng chức năng khi có yêu cầu.
Người thuê vận tải, hành khách tham gia giao kết hợp đồng điện tử sử dụng thiết bị để truy cập được giao diện phần mềm có thể hiện toàn bộ nội dung của hợp đồng điện tử; khi ký kết hợp đồng điện tử với đơn vị kinh doanh vận tải phải tuân thủ theo quy định của pháp luật.
Xe trên 9 chỗ phải lắp camera giám sát hành trình theo nghị định 10
Đối với nội dung lắp đặt camera để ghi hình lái xe và trên xe nhằm đảm bảo an ninh, an toàn cho hành khách, Nghị định quy định: Trước 1/7/2021, xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách có sức chứa từ 9 chỗ (kể cả người lái xe) trở lên phải lắp camera đảm bảo ghi, lưu trữ hình ảnh trên xe (bao gồm cả lái xe) trong suốt quá trình xe tham gia giao thông.
Dữ liệu hình ảnh được cung cấp cho cơ quan Công an, Thanh tra giao thông và cơ quan cấp giấy phép, bảo đảm giám sát công khai, minh bạch. Thời gian lưu trữ hình ảnh trên xe tối thiểu 24 giờ gần nhất đối với xe hoạt động trên hành trình có cự ly đến 500 ki-lô-mét và tối thiểu 72 giờ gần nhất đối với xe hoạt động trên hành trình có cự ly trên 500 ki-lô-mét.
Trước 1/7/2021, xe ô tô kinh doanh vận tải hàng hoá bằng container, xe đầu kéo phải lắp camera đảm bảo ghi, lưu trữ hình ảnh của người lái xe trong suốt quá trình xe tham gia giao thông.
Dữ liệu hình ảnh được cung cấp cho cơ quan công an, thanh tra giao thông và cơ quan cấp giấy phép khi có yêu cầu. Thời gian lưu trữ hình ảnh tại camera lắp trên xe đảm bảo tối thiểu 24 giờ gần nhất đối với xe hoạt động trên hành trình có cự ly đến 500 km. Tối thiểu 72 giờ gần nhất đối với xe hoạt động trên hành trình có cự ly trên 500 km.
Hình ảnh camera trên xe phải được truyền với tần suất từ 15 – 20 lần/giờ (tương đương từ 3 – 5 phút/lần truyền dữ liệu) về đơn vị kinh dianh vận tải và đơn vị quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định của Bộ GTVT, lưu trữ trong thời gian tối thiểu 72 giờ gần nhất; dữ liệu hình ảnh phải được cung cấp kịp thời, chính xác, không được chỉnh sửa hoặc làm sa lệch trước, trong và sau khi truyền.
Nghị định sẽ có hiệu lực thi hành từ ngày 1/4/2020.
Ngăn “xe dù, bến cóc”
Ông Trần Bảo Ngọc, Vụ trưởng Vụ Vận tải (Bộ GTVT) đánh giá, Nghị định thay thế Nghị định 86 về kinh doanh và điều kiện kinh doanh có tầm ảnh hưởng và tác động lớn đến người dân và doanh nghiệp. Nghị định được xây dựng trong bối cảnh cuộc cách mạng 4.0, việc ứng dụng công nghệ thông tin trong lĩnh vực vận tải mang lại nhiều lợi ích. Tuy nhiên, cũng không tránh khỏi xung đột lợi ích đối với vận tải truyền thống. Vì vậy, trong quá trình soạn thảo Nghị định, Bộ GTVT đã nghiên cứu kỹ, tổ chức nhiều hội thảo và cầu thị tiếp thu ý kiến của Bộ, ban, ngành, Hiệp hội, doanh nghiệp vận tải.
Điểm mới của Nghị định thay thế Nghị định 86 tập trung vào hai nội dung. Thứ nhất, Nghị định là tạo khung pháp lý ứng dụng công nghệ thông tin trong lĩnh vực vận tải. Thứ hai là đưa ra khuôn khổ pháp lý để siết chặt hơn hoạt động vận tải, đặc biệt là để ngăn chặn tình trạng “xe dù, bến cóc”.
“Để làm được tất cả các điều trên, quan điểm chỉ đạo là phải tuân thủ nghiêm thượng tôn pháp luật, bám sát những quy định trong Luật Giao thông đường bộ và các Luật khác. Bên cạnh đó cũng nói không với quan điểm không quản được thì cấm mà làm sao tạo điều kiện cho doanh nghiệp được làm những gì mà pháp luật không cấm”, ông Ngọc nói.
Định vị vị trí xe bằng GPS trên mọi con đường ngõ hẻm
Xác định vận tốc GPS của xe theo từng thời điểm
Hiển thị vận tốc cơ của xe
Giám sát trạng thái đóng mở của xe
Giám sát tắt/mở máy (động cơ)
Đầu vào giám sát có khách/không có khách (dành cho xe taxi)
Giám sát và báo cáo đổ, hút, tiêu hao nhiên liệu (chính xác 99%)
Giám sát hoặc đo nhiệt độ trong xe
Giám sát hoặc đo nhiệt độ trong thùng xe (cho xe đông lạnh)
Camera chụp ảnh, giám sát trong xe hiển thị trên màn hình quản lý ( lưu 72h)
Kết nối đèn hồng ngoại
Đầu ra kết nối Audio (âm thanh, loa)
Cảnh báo SOS khi xe gặp sự cố
Kết nối máy in theo chuẩn RS232 và in dữ liệu qua máy in Mini cầm tay
Hiển thị thông tin của xe và lái xe bằng thẻ từ RFID (ghi tên lái xe, biển số xe, số bằng lái…)
Thống kê số lần vượt tốc độ, vượt thời gian lái xe liên tục….
Hiển thị thời gian lái xe liên tục
Cảnh báo quá tốc độ (vượt 150km/h theo quy định của Nghị định 91)
Cảnh báo quá thời gian lái xe liên tục (4h theo quy định của Nghị định 91)
Hiển thị các thông tin cảnh báo trạng thái thiết bị như mất GPRS, mất GPS, trạng thái nguồn đang sử dụng
Phụ kiện nâng cao:
Rơle
Cảm biến nhiên liệu
Camera chụp ảnh
Thẻ từ và đầu đọc thẻ từ RFID
Hướng dẫn sử dụng định vị hợp chuẩn Nghị định 10/2020
Sau khi lắp đặt thiết bị định vị, quý khách được cung cấp 1 tài khoản để theo dõi xe qua phần mềm giám sát của Tập Đoàn Đông Á xem chi tiết tại đây: Hướng dẫn sử dụng phần mềm định vị gps phần mềm giám sát ô tô xe máy
Giá chỉ từ: 1.200.000 vnd/ xe tùy theo số lượng đã bao gồm 01 thiết bị + 1 năm sử dụng phần mềm định vị gps + 01 sim 4G sử dụng mãi mãi
Bảo hành: 5 năm trên tòan quốc, đổi mới hoàn toàn nếu do lỗi của nhà sản xuất, thủ tục đổi hàng nhanh chóng, ngay trong 24h . Cam kết bán hàng chính hãng, giá rẻ, made in Việt Nam chất lượng cao.
Mọi chi tiết xin liên hệ để được hỗ trợ nhanh chóng nhất